Platto, sống với con trai 12 tuổi tại Vũ Hán, Trung Quốc đã 4 lần từ chối đề nghị sơ tán của chính phủ Italy vì không muốn bỏ lại hai con mèo của mình. Cô quyết định rằng họ vẫn đủ an toàn khi ở lại Trung Quốc.
"Đây không phải là Ebola", Platto, người làm việc tại Đại học Giang Nam, nói. Cô đã ở trong nhà 50 ngày, cùng con trai thay phiên nhau sử dụng máy tính để học trực tuyến và làm việc từ xa.
Sara Platto tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng ba. Ảnh: AFP . |
Những người Italy ở Trung Quốc đã đối mặt với khủng hoảng y tế và các biện pháp phong tỏa khắt khe khiến họ không thể ra ngoài trong nhiều tuần. Giờ đây, họ chứng kiến cảnh tương tự diễn ra tại quê nhà.
Italy là vùng dịch lớn thứ hai sau Trung Quốc với hơn 21.000 ca nhiễm, hơn 1.400 người tử vong và gần 2.000 người bình phục. Họ đã áp đặt phong tỏa toàn quốc , biện pháp chưa từng có ở Tây Âu. Tất cả cửa hàng, ngoại trừ hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm, bị đóng cửa. Cư dân phải ở nhà ngoại trừ khi đi làm, mua nhu yếu phẩm hoặc khám bệnh.
"Họ rất hoang mang, vì họ chưa bao giờ thấy quy định như vậy", Platto nói về cư dân thành phố quê nhà Brescia ở bắc Lombardy, nơi ghi nhận hầu hết ca nhiễm nCoV tại Italy. "Tôi khuyên mọi người đừng hoảng loạn, vì hoảng loạn còn tệ hơn cả virus".
Những người hàng xóm Trung Quốc của Platto ở Vũ Hán cảm động khi cô quyết định ở lại thành phố, nơi bị phong tỏa từ ngày 23/1. Họ tặng cho cô một túi mì spaghetti lớn với dòng chữ "Sara, mạnh mẽ lên!".
Nhưng khi dịch đang giảm nhiệt ở Trung Quốc và bùng lên mạnh mẽ ở các nước khác, chính quyền Trung Quốc đã tăng cường giám sát người nước ngoài vì sợ các ca "ngoại nhập".
Bắc Kinh ngày 11/3 yêu cầu tất cả khách quốc tế đến thành phố phải cách ly trong 14 ngày. Tại một quận trung tâm Bắc Kinh, các tình nguyện viên và cảnh sát liên tục yêu cầu người Italy khai báo thông tin, thậm chí còn đến nhà họ đột xuất, ngay cả với những người gần đây không rời khỏi Trung Quốc.
Khi Francesco Abbonizio, huấn luyện viên bóng đá ở Bắc Kinh, đi từ Trung Quốc về Italy hồi tháng trước, anh phải cách Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ly trong hai tuần. Giờ đây, anh lại phải cách ly một lần nữa sau khi trở về Trung Quốc ngày 11/3.
"Khi tôi về Italy, có một người thân sợ virus đến mức từ chối gặp tôi", anh kể. "Giờ thì chính họ đang bị 'nhốt' trong nhà của mình".
Marco, người làm việc trong ngành sân khấu ở Bắc Kinh, đã không rời Trung Quốc kể từ dịch bùng phát. Anh dự định về Italy vào tháng ba - chuyến về quê đầu tiên trong hơn hai năm. Tuy nhiên, anh buộc phải hủy kế hoạch.
Marco không muốn khiến các cư dân vùng Tuscan hoang mang, sợ hãi khi thấy anh trở về cùng với người vợ Trung Quốc. "Không phải ai cũng tư duy hợp tình hợp lý", Marco nói. Anh không muốn gia đình chịu bất kỳ phản ứng tiêu cực nào từ những cư dân ở quê nhà.
Trước khi Italy xác nhận các ca nhiễm nCoV đầu tiên, cộng đồng người Trung Quốc tại nước này cho biết họ phải đối mặt với hành vi phân biệt chủng tộc.
Khách du lịch Trung Quốc bị nhổ nước bọt vào người ở Venice, một gia đình ở Torino bị cáo buộc mang mầm bệnh, các bà mẹ ở Milan lên mạng xã hội kêu gọi tách riêng trẻ em Italy và Trung Quốc tại trường học.
"Tôi lo lắng nhiều hơn cho gia đình tôi và về ý thức cộng đồng kém tại nước tôi gần đây", Marco nói.
Phương Vũ (Theo AFP )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét